
1. Yêu cầu chung :
1.1 Cốp pha và đà giáo cần đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông;
1.2 Cốt pha phải được kín, khít, đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết;
1.3 Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng đúng hình dáng và kích thước thiết kế;
1.4 Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.
2. Vật liệu làm cốp pha và đà giáo :
2.1. Cốp pha đà giáo có thể làm bằng gỗ, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo….
2.2. Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây xây dựng TCVN 1075 : 1971.
2.3. Cốp pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.
3. Thiết kế cốt pha và đà giáo :
3.1. Cốt pha và đà giáo phải được thiết kế đảm bảo các loại tải trọng khi đổ bê tông gồm: tải đứng, ngang;
3.2. Cốt pha vòm và dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được thiết kế có độ vồng thi công;
3.3. Các bộ phận chịu lực của đà giáo nên hạn chế số lượng các thanh nối. Kkhông nên nối trên cùng một mặt ngang và ở vị trí chịu lực. Các thanh giằng bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ đà giáo cốp pha.
4. Lắp dựng cốp pha và đà giáo :
4.1. Lắp dựng cốp pha đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau :
a. Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính;
b. Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ;
c. Lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của nhà nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông.
d. Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
4.2. Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.
4.3. Cốp pha phải được neo, chống đảm bảo không bị cong vênh và mất ổn định khi đổ bê tông;
4.4. Hệ thống cây chống đảm bảo để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình đổ bê tông.
4.5. Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới khi cọ rửa mặt nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông các lỗ này được bịt kín lại.
4.6. Lắp dựng cốp pha cho một số cấu kiện cụ thể :
4.6.1. Trước khi lắp đặt cốp pha của công trình phải xác định các trục tim ngang, dọc, phải xác định cao trình đáy móng, cao trình sàn tầng trệt, cao trình sàn đáy dầm, cao trình đáy dầm phụ và đáy sàn tầng trên.
4.6.2.
Cốp pha móng :
4.6.2.1.
Móng đơn hai bậc (bậc dưới và bậc trên) :
a. Hộp bậc dưới: gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ H2.1
- Hai tấm bc và ad dài bằng chiều rộng móng;
- Hai tấm ab và cd dài hơn chiều rộng móng;
- Dưới chân của hộp được giữ bằng ván gông để chống lại lực đạp ngang của bêtông;
- Thành ván khuôn được chống bằng những thanh xiên, tỳ lên tấm lót đặt theo mái dốc của hố móng.
b. Hộp bậc trên: gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ H2.2
- Hai tấm fg và eh bằng chiều rộng của bậc trên;
- Hai tấm fe và hg có chiều dài tối thiểu phải bằng chiều rộng của hộp móng bậc dưới để gát lên các cạnh của hộp dưới
- Tiến hành kiểm tra các trục dọc, ngang và cố định hộp trên vào hộp dưới;
- Thành ván khuôn được chống bằng những thanh xiên tỳ lên tấm ván lót đặt theo mái dốc của hố móng.
Chú ý: Có thể dùng các dây thép giằng để giằng thành ván khuôn của các hộp
4.6.2.2. Móng đơn một bậc :
- Tiến hành như phần a của 4.6.2.1
4.6.2.3. Móng băng và bè :
- Hệ thống cốp pha đơn giản có thể tiến hành theo móng đơn.
4.6.2.4. Cốp pha chân cột :
- Để lắp chính xác và cố định được chân cốp pha cột, ta vùi những mẫu gỗ
số 1 (xem hình H2.3a) vào lớp bêtông còn non của mặt trên móng cột.
- Khi bêtông móng khô, ta đóng một khung cữ (xem hình H2.3a, H2.3b) lên những mẫu gỗ chôn sẵn đó theo đúng các đường tim đã vạch;
- Chân cốp pha cột sẽ được đặt lên trên khung gỗ cữ và được cố định bằng những nẹp viền số 2 (xem hình H2.3a, H2.3b).
4.6.3. Cốp pha cột :
Gồm bốn tấm ghép lại như hình vẽ H3.1
+ Hai tấm rộng bằng chiều dầy cột;
+ Hai tấm ngoài rộng hơn một đoạn bằng chiều dày ván khuôn;
+ Chung quanh có đóng gông để chịu lực ngang của bêtông H3.2,
các gông đặt cách nhau 50-70cm để ván khỏi phình;
+ Có hai loại gông :
Gông gỗ: co chặt các ván thành nhờ hai cặp nêm, gông này
tuy dùng nhiều lần nhưng chỉ phục vụ được những cột dùng một kích thước
như nhau, xem hình H3.3.
Gông thép: dùng các nêm thép đóng vào các lỗ 30x5mm,
đột sẵn trên gông, nên dùng được nhiều cỡ cột, xem hình H3.2.
- Đầu trên cốp pha có cột xẻ khoang để liên kết với cốp pha dầm. Muốn tránh
cho cốp pha cột và cốp pha dầm khỏi hư hỏng, sau mỗi lần tháo dỡ, người ta
viền chung quang khoang hở phíc ngoài bằng những thanh viền (hình H3.4) và
đặt cốp pha dầm tỳ lên đó, không cho nó ăn sâu vào trong khoang hở của
cốp pha cột. Khi tháo dỡ chỉ cần dỡ các thanh viền ra là có thể hạ
cốp pha dầm dễ dàng.
- Chân cốp pha cột cũng xẻ một cửa để quét dọn vệ sinh trước khi đổ bêtông
và đóng lại bằng một nắp cửa con, xem hình H3.4.
- Nếu cột quá cao thì cứ cách 1,5m ta làm một cửa đổ bêtông để tránh sự
phân tầng cho bêtông, sau khi đổ bêtông đến mép cửa thì chúng ta đóng lại
bằng nắp theo kích thước của nó và tiếp tục đổ bêtông vào cửa kế tiếp hoặc
mép trên của cốp pha cột.
4.6.4. Cốp pha dầm (dầm chính và dầm phụ) :
- Để chống cốp pha dầm, ta dùng các cây chống (có thể bằng gỗ, bằng ống thép hay
bằng thép gỗ), chân cây chống có kich vít để điều chỉnh độ cao cho chính xác hơn,
chính kích vít này còn dùng để tháo dỡ cây chống và cốp pha sau khi
bêtông đã khô cứng. Nếu cây chống bằng gỗ thì người ta dùng
một cặp nêm thay thế kích vít. Các cây chống phải tỳ lên
một nền vững chắc không lún. Đầu cây
chống được cấu tạo như hình vẽ H4.1;
- Các hộp cốp pha dầm chính số 4 và dầm phụ số 5 đặt lên
các cây chống tiêu chuẩn số 6.
Để tăng độ ổn định của các cây chống này, người ta đặt những thanh giằng
ngang số 7 và những thanh chéo số 8 ở hai mặt bên chúng, xem hình H4.1;
- Đặt ván đáy số 2, gát lên các thanh ngang số 10 của các cây chống số 9,
kiểm tra và điều chỉnh cho đúng tim, sau đó cố định vào thanh ngang số 10
bằng đinh, chiều rộng của ván đáy bằng chiều rộng của dầm;
- Cốp pha thành số 1 được tổ hợp bằng những tấm ván thông qua
những thanh nẹp số 11, khoảng cách giữa chúng là 50-70cm;
- Dựng cốp pha thành số 1, chân của ván thành ép sát vào mép của
ván đáy, chiều cao của ván thành phải sát với mép dưới của ván sàn;
- Phần trên ván thành được giữ bằng các đầu thanh giá vòm số 5 và
bằng ván sàn số 3, xem hình H4.2a và H4.2b;- Kiểm tra lại kích thước
của hộp, cao độ … sau đó cố định hộp, trình tự cố định hộp như sau:
+ Giữ chân ván thành bằng thanh riểu số 8, đóng cố định lên thanh ngang số 10;
+ Đóng thanh chống nẹp số 7, chân của nó tựa vào thanh triển số 8, để đỡ các nẹp đỡ giá vòm số 6;
+ Đóng nẹp đỡ giá vòm số 6 để giữ thanh giá vòm số 5.
+ Sau đó lặp lại các hộp khác tương tự.
Chú ý: Nếu dầm không mang sàn, thì ghép những cặp sườn ngang
dựa lưng vào các ván thành của hộp cốp pha dầm.
5. Cốp pha sàn:
- Đặt những thanh sàn giá vòm số 5, đầu của nó gác vào nẹp đỡ giá vòm số 6,
điều chỉnh cho đúng vị trí, sau đó cố định;
- Đặt những tấm ván sàn số 3 lên những thanh giá vòm số 5,
sau đó cố định nó lại, chiều dày ván sàn thường là 2-2,5cm;
- Nếu khoảng cách giữa các dầm của sàn bêtông quá rộng, thì phải
đặt thêm cây chống dưới những thanh giá vòm theo tính toán,
để chống lại sự võng của nó do lực thẳng đứng;
- Đóng các tấm diềm số 4 ở mép sàn để giữ các thanh giá vòm đứng
ổn định trên các nẹp đỡ giá vòm, đồng thời cũng tạo điều kiện tháo dỡ
cốp pha sàn dễ dàng, xem hình H4.2a và H4.2b
5. Tháo dỡ cốp pha đà giáo :
5.1. Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
5.2. Các bộ phận cốt pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 50 daN/cm2…
5.3. Đối với cốt pha đà giáo chịu lực của các kết cấu, nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng.
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốt pha đà
giáo chịu lực (%R28) khi chưa chất tải
Loại kết cấu
|
Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo cốt pha, %R28
|
Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo cốt pha ở các mùa và vùng khí hậu
|
Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2 đến 8m
Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m
|
50
70
90
|
7
10
23
|
5.4. Các kêt cấu ô văng, conson, sênô chỉ được tháo cột chống và cốt pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
5.5. Khi tháo dỡ cốt pha đà giáo các tấm sàn đổ bê tông toàn khối nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:
a. Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;
b. Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
5.6. Các công trình xây dựng trong khu vực có động đất, công trình đặc biệt, cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốt pha chịu lực do thiết kế quy định.
5.7. Việc chất tải lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
5.8. Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốt pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
6. An toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh môi trường :
- Phải tuân thủ theo các biện pháp ATLĐ đã được lập ra.
- Kĩ sư, kỹ thuật viên và công nhân cần được học tập quy định về an toàn lao động trước khi thi công và thường xuyên được nhắc nhở. Phân công một cán bộ kiểm tra kỹ thuật ATLĐ.
- Sau mỗi ca làm việc các thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ và trả lại kho công trường.
I. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
1. Nghiệm thu trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2. Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường và được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng :
Các yêu cầu kiểm tra
|
Phương pháp kiểm tra
|
Kết quả kiểm tra
|
1
|
2
|
3
|
Cốp pha đã lắp dựng
|
Hình dạng và kích thước
|
Bằng mắt, bằng thước
|
Phù hợp với kết cấu của thiết kế
|
Kết cấu cốp pha
|
Bằng mắt
|
Đảm bảo theo quy định
|
Độ phẳng giữa các tấm ghép nối
|
Bằng mắt
|
Mức độ gồ ghề giữa các tấm 3mm
|
Độ kín, khít giữa các tấm cốp pha, giữa cốp pha và mặt nền
|
Bằng mắt
|
Cốp pha được ghép kín, khít, đảm báo không mất nước xi măng
|
Chi tiểt chôn ngầm và đặt sẵn
|
Xác định kích thước, vị trí và số lượng bằng các phương tiện thích hợp
|
Đảm bảo kích thước, vị trí và số lượng theo quy định
|
Chông dính cốt pha
|
Bằng mắt
|
Lớp chống dính phủ kín các mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông
|
Vệ sinh bên trong cốp pha
|
Bằng mắt
|
Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác bên trong cốp pha
|
Độ nghiêng cao độ và kích thước cốt pha
|
Bằng mắt, máy trắc đạc và các thiết bị phù hợp
|
Không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2
|
Độ ẩm của cốt pha gỗ
|
Bằng mắt
|
Cốt pha gỗ đã được tưới nước trước khi đổ bê tông
|
Đà giáo đã lắp dựng
|
Kết cấu đà giáo
|
Bằng mắt, đối chiếu với biện pháp thi công
|
Đà giáo được lắp dựng đảm bảo kích thước, số lượng và vị trí theo thiết kế
|
Cột chống đà giáo
|
Bằng mắt, dùng tay lắc mạnh các cột chống, các nêm ở từng côt chống
|
Cột chống được kê đệm và đặt lên trên nền cứng đảm bảo ổn định
|
Độ cứng và ổn định
|
Bằng mắt, đối chiếu với thiết kế đà giáo
|
Cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế
|