Cẩm nang

Dẫn lộ Bài 8: Bát biến Du niên | Tự xem Phong Thủy

Dương trạch tam yếu là nhà ở dương thế có ba chỗ chính yếu đó là Cửa cái, Chủ ( phòng ) và Bếp. Trạch là nhà. Trù là táo, bếp. Mệnh là mệnh cung của chủ nhà tính theo tam nguyên.

- Bát là 8. Bát biến du – niên là 8 lần biến ra du – niên. Cung nào cũng có 8 lần

biến ra 8 du – niên cho 7 cung kia và bổn cung.

- Biến nghĩa là đổi: gạch Am đổi thành gạch Dương, gạch Dương đổi thành gạch

Am. Nói chung có 3 gạch: gạch trên, gạch giữa, gạch dưới. Gạch liền (liền một lằn) gọi

là gạch Dương, gạch đứt (đứt làm 2 đoạn) gọi là gạch âm. Khi muốn biến gạch liền thì

đổi nó ra gạch đứt, tức Dương biến thành Am. Khi muốn biến gạch đứt thì đổi nó ra

gạch liền, tức Am biến thành Dương. Thí dụ mình biến 3 gạch của cung Ly như vầy:

. Gạch trên là gạch liền thì biến nó thành gạch đứt - -

. Gạch giữa - - là gạch đứt thì biến nó thành gạch liền

. Gạch dưới là gạch liền thì biến nó thành gạch đứt - -

- Mỗi lần biến là mỗi lần sanh ra một du – niên do theo lần biến đó là lần thứ

mấy. Tám lần biến ra 8 du – niên có thứ tự như sau:

- Lần thứ 1 biến gạch trên sanh ra du – niên Sinh khí tức sao Tham lang.

- Lần thứ 2 - giữa - Ngũ quỷ - Liêm trinh.

- Lần thứ 3 - dưới - Diên niên - Vũ khúc.

- Lần thứ 4 - giữa - Lục sát - Văn khúc.

- Lần thứ 5 - trên - Họa hại - Lộc tồn.

- Lần thứ 6 - giữa - Thiên y - Cự môn.

- Lần thứ 7 - dưới - Tuyệt mệnh - Phá quân.

- Lần thứ 8 - giữa - Phục vị - Phụ Bật.

Suy theo trên thì biến từ gạch kế tiếp nhau mà khởi đầu là biến gạch trên. Sắp

gom lại có thứ tự 8 lần biến như vầy: trên, giữa, dưới, giữa, trên, giữa, dưới, giữa. Nên

chú ý: mỗi lần biến tuy chỉ biến có một gạch mà thôi, nhưng tên cung này đã đổi qua

tên cung trước để làm ra tên cung kế sau đó. Và mỗi cung được đổi ra đó chính là một

phương vị có thừa một du – niên. Bây giờ theo cách đã chỉ dẫn trên, mình biến ra 8

phương vị cho cung Kiền để làm kiểu mẫu. Cung Kiền có 3 gạch liền.

- Lần thứ 1 biến gạch trên của Kiền thành ra Đoài. Vậy Đoài là phương chánh tây thừa

Sinh khí tức sao Tham lang thuộc Mộc (tốt).

- Lần thứ 2 biến gạch giữa của Đoài thành ra Chấn. Vậy Chấn là phương chánh Đông

thừa Ngũ quỷ tức sao Liêm trinh thuộc Hỏa (xấu).

- Lần thứ 3 biến gạch dưới của Chấn thành ra Khôn. Vậy Khôn là phương tây Nam thừa

Diên – niên tức sao Vũ khúc thuộc Kim (tốt).

-Lần thứ 4 biến gạch giữa của Khôn thành ra Khảm. Vậy Khảm là phương chánh Bắc

thừa Lục sát tức sao Văn khúc thuộc Thủy (xấu).

- Lần thứ 5 biến gạch trên của Khảm thành ra Tốn. Vậy Tốn là phương Đông Namthừa

Họa hại tức sao Lộc tồn thuộc Thổ (xấu).

- Lần thứ 6 biến gạch giữa của Tốn thành ra Cấn. Vậy Cấn là phương Đông Bắc thừa

Thiên y tức sao Cự môn thuộc Thổ (tốt).

- Lần thứ 7 biến gạch dưới của Cấn thành ra Ly là phương chánh Nam thừa Tuyệt mệnh

tức sao Phá quân thuộc Kim (xấu).

- Lần thứ 8 biếc gạch giữa của Ly thành ra Kiền. Vậy Kiền là phương tây Bắc thừa

Phục vị tức sao Phụ Bật thuộc Mộc (tốt ít).

(Chú ý: Cung nào cũng vậy, hễ biến tới lần thứ 8 thì hoàn trở lại hình tượng của nó (trở

lại bổn cung), đó là cái nghĩa hai chữ Phục vị. Như trên là cung Kiền có 3 gạch liền, khi

biến tới lần thứ 8 thì hoàn trở lại Kiền tức trở lại 3 gạch liền, và thừa Phục vị).

LẬP THÀNH 8 CUNG BIẾN RA DU - NIÊN

Như trên đã chỉ dẫn cách biến 8 lần sanh ra 8 du – niên cho cung Kiền. Vậy 7

cung kia cũng theo cách đó mà biến ắt không sai trật. Còn sau đây là lối lập thành (tính

sẵn) đủ 8 cung. Miễn dẫn giải.

- KIỀN: lần 1 biến ra Đoài thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Chấn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến

ra Khôn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Khảm thừa Lục sát, lần 5 biến ra Tốn thừa Họa

hại, lần 6 biến ra Cấn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Ly thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra

Kiền thừa Phục vị.

- KHẢM: Lần 1 biến ra Tốn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Chấn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến

ra Khôn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Kiền thừa Lục sát, lần 5 biến ra Đoài thừa họa

hại, lần 6 biến ra Chấn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Khôn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra

Khảm thừa Phục vị.

- CẤN: Lần 1 biến ra Khôn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Khảm thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến

ra Đoài thừa Diên niên, lần 4 biến ra Chấn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Ly thừa Họa hại,

lần 6 biến ra Kiền thừa Thiên y, lần 7 biến ra Tốn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Cấn

thừa Phục vị.

- CHẤN: lần 1 biến ra Ly thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Kiền thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra

Tốn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Cấn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Khôn thừa Họa hại,

lần 6 biến ra khảm thừa Thiên y, lần 7 biến ra Đoài thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra

Chấn thừa Phục vị.

- TỐN: lần 1 biến ra Khảm thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Khôn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến

ra Chấn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Đoài thừa Lục sát, lần 5 biến Kiền thừa Họa hại,

lần 6 biến ra Ly thừa Thiên y, lần 7 biến ra Cấn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Tốn

thừa Phục vị.

- LY: lần 1 biến ra Chấn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Đoài thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra

Khảm thừa Diên niên, lần 4 biến ra Khôn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Kiền thừa Tuyệt

mệnh, lăn biến ra Ly thừa phục vị.

- KHÔN: lần 1 biến ra Cấn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Tốn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra

Kiền thừa Diên niên, lần 4 biến ra Ly thừa Lục sát, lần 5 biến ra Chấn thừa Họa hại,

lần 6 biến ra Đoài thừa Thiên y, lần 7 biến ra Khảm thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra

Khôn thừa Phục vị.

- ĐOÀI: lần 1 biến ra Kiền thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Ly thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra

Cấn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Tốn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Khảm thừa Họa hại,

lần 6 biến ra Khôn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Chấn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra

Đoài thừa Phục vị.

LẬP THÀNH TÓM TẮT

Cách lập thành (tính sẵn) này rất gọn, rất dễ tìm cho mau lẹ để sử dụng, không

cần phải biến gạch trên, gạch giữa, gạch dưới… cũng khỏi xét tới việc biến lần 1, lần 2

hay lần thứ mấy. Chỉ nói cung này gặp cung kia thì biến sanh ra một du niên. Như thấy

Kiền gặp Kiền: Phục vị; Khảm: Lục sát… thì biết là Kiền gặp Kiền thì biến sanh ra du

niên Phục vị; gặp Khảm thì biến sanh ra du niên Lục sát…

Cách lập thành tóm tắt này theo thứ tự 8 cung: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,

Khôn, Đoài. Khởi đầu là kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn… 

 

KIỀN gặp: 

Kiền: Phục vị 

Khảm: Lục sát 

Cấn: Thiên y 

Chấn: Ngũ quỷ 

Tốn: Họa hại 

Ly: Tuyệt mệnh 

Khôn: Diên niên 

Đoài: Sinh khí 

TỐN gặp: 

Tốn: Phục vị 

Ly: Thiên y 

Khôn: Ngũ quỷ 

Đoài: Lục sát 

Kiền: Họa hại 

Khảm: Sinh khí 

Cấn: Tuyệt mệnh 

Chấn: Diên niên


KHẢM gặp: 

Khảm: Phục vị 

Cấn: Ngũ quỷ 

Chấn: Thiên y 

Tốn: Sinh khí 

Ly: Diên niên
Khôn: Tuyệt mệnh

Đoài: Họa hại 

Kiền: Họa hại 


CẤN gặp: 

Cấn: Phục vị 

Chấn: Lục sát 

Tốn: Tuyệt mệnh 

Ly: Họa hại 

Khôn: Sinh khí

Đoài: Diên niên
Kiền: Thiên y 

Khảm: Ngũ quỷ   

 

CHẤN gặp:

Chấn: Phục vị

Tốn: Diên niên

Ly: Sinh khí

Khôn: Họa hại

Đoài: Tuyệt mệnh

Kiền: Ngũ quỷ

Khảm: Thiên y

Cấn: Lục sát

ĐOÀI gặp:

Đoài: Phục vị

Kiền: Sinh khí

Khảm: Họa hại 

Cấn: Diên niên    

Chấn: Tuyệt mệnh

Tốn: Lục sát

Ly: Ngũ quỷ

Khôn: Thiên y  


LY gặp: 

Ly: Phục vị 

Khôn: Lục sát 

Đoài: Ngũ quỷ 

Kiền: Tuyệt mệnh 

Khảm: Diên niên 

Cấn: Họa hại 

Chấn: Sinh khí 

Tốn: Thiên y


KHÔN gặp: 

Khôn: Phục vị 

Đoài: Thiên y 

Kiền: Diên niên 

Khảm: Tuyệt mệnh

Cấn: Sinh khí 

Chấn: Họa hại 

Tốn: Ngũ quỷ 

Ly: Lục sát

BÁT MÔN CÁC DU – NIÊN

Bát môn cũng tức là 8 cung Kiền, Khảm, cấn… các du – niên là theo khuôn khổ

tóm lại mà biết tên 8 du niên của mỗi cung biến ra. – Các nhà chuyên môn Bát trạch

đều thuộc nằm lòng bài này để tính ra du – niên một cách linh tiệp, khỏi phải lật sách

tìm, xem bài này vốn theo cách Lập thành tóm tắt trên, nhưng khác hơn 3 điều:

1. Không kể ra tên 8 cung gặp kia.

2. Tên du – niên nào cũng có 2 chữ, nhưng đây chỉ dùng một trong 2 chữ.

3. Bỏ du – niên Phục vị (vì mình đã rõ kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn

gặp Cấn… đều là phục vị).

- KIỀN lục, thiên, ngũ, họa, tuyệt, diên, sinh.

- KHẢM quỷ, y, khí, niên, mệnh, hại, sát.

- CẤN sát, tuyệt, họa, sinh, tuyệt, diên.

- CHẤN niên, khí, hại, mệnh, quỷ, y, sát.

- TỐN thiên, ngũ, lục, họa, sinh, tuyệt, diên.

- LY sát, quỷ, mệnh, niên, hại, khí, y.

- KHÔN y, diên, tuyệt, sinh, họa, ngũ, lục.

- ĐOÀI khí , hại, niên, mệnh, sát, quỷ, thiên.

- Dẫn giải câu đầu về cung Kiền: (bỏ Kiền gặp Kiền là Phục vị)

Kiền gặp Khảm là Lục sát, gặp Cấn là Thiên y, gặp Chấn là Ngũ quỷ, gặp Tốn

là Họa hại, gặp Ly là Tuyệt mệnh, gặp Khôn là Diên niên, gặp Đoài là Sinh khí.

. Câu 2: Khảm gặp Cấn là Ngũ quỷ, gặp Chấn là Thiên y, gặp Tốn…

. Câu 3: Cấn gặp Chấn là Lục sát, gặp Tốn là Tuyệt mệnh, gặp Ly…

. Câu 4: Chấn gặp Tốn là Diên niên, gặp Ly là Sinh khí, gặp Khôn…

. Gặp 5: Tốn gặp Ly là Thiên y, gặp Khôn là ngũ quỷ, gặp Đoài…

. Gặp 6: Ly gặp Khôn là Lục sát, gặp Đoài là Ngũ quỷ, gặp Kiền…

. Câu 7: Khôn gặp Đoài là thiên y, gặp Kiền là Diên niên, gặp Khảm…

. Câu 8: Đoài gặp Kiền là Sinh khí, gặp Khảm là Họa hại, gặp Cấn…

 

Đăng ký kênh Youtube để ủng hộ Giakhoan.com - Kênh Nhân công xây dựng Việt Nam


 

Back to Top