Tài liệu Xây dựng

WBS - Work Breakdown Structure cấu trúc phân chia công việc trong quản lý dự án

TỔNG THẦU thi công xây dựng đang cần tìm các đối tác có năng lực và uy tín là các Nhà Thầu Phụ xây dựng, các Tổ Đội Thi Công, các Kỹ Sư ngành xây dựng, Nhân công xây dựng, các nhà cung ứng Vật Tư, nhà cung ứng Thiết Bị. Ai quan tâm vui lòng BẤM ĐĂNG TIN để lại địa chỉ Email và số phone để Giá khoán Xây dựng liên lạc với các bạn. Xin cảm ơn.

WBS - Work Breakdown Structure trong quản lý dự án

WBS là gì?

WBS là viết tắt của Work Breakdown Structure, nghĩa là cấu trúc phân chia công việc. Giống như tên gọi, WBS là phương pháp phân rã công việc thành những phần tử nhỏ hơn, theo từng cấp bậc và trực quan hóa tất cả các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành dự án. 

WBS được phát triển bằng cách bắt đầu với mục tiêu cuối cùng và liên tiếp chia nhỏ các thành phần có thể quản lý. Đơn vị nhỏ nhất của WBS được gọi là gói công việc (work package). Ở đó chi phí, tiến độ & người thực hiện sẽ được xác định và kiểm soát. Quá trình phân chia công việc sẽ kết thúc khi toàn bộ tiến trình thực hiện dự án được hiển thị dưới dạng sơ đồ hệ thống các nhiệm vụ rõ ràng, không còn sự chồng chéo. 

WBS thường được hiển thị theo chiều ngang ở dạng phác thảo, hoặc theo chiều dọc dưới dạng cấu trúc cây (giống như sơ đồ tổ chức).

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý dự án để thực hiện quá trình WBS được dễ dàng. Đặc biệt, khi phân rã công việc theo cấu trúc WBS kết hợp với mô hình quản lý Gantt Chart, việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dự án sẽ trở nên hiệu quả hơn. 

 

WBS - Work Breakdown Structure cấu trúc phân chia công việc trong quản lý dự án


Lợi ích khi phân chia công việc theo cấu trúc WBS


Tạo WBS là bước đầu tiên trong việc phát triển lịch trình dự án. Giúp các nhà quản lý xác định được tất cả những nhiệm vụ cần hoàn thành, thứ tự các công việc ưu tiên để đạt được mục đích & mục tiêu của dự án. Khi nhìn vào một sơ đồ hệ thống WBS hoàn chỉnh, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được:

Ngày bắt đầu, ngày kết thúc và các mốc quan trọng của từng nhiệm vụ

Các đầu việc cần thiết để hoàn thành sản phẩm & bàn giao dự án

Chi phí, tài nguyên và sự phụ thuộc liên quan đến từng nhiệm vụ

Các thành viên chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ


Một WBS được xây dựng tốt sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng, minh bạch 5 giai đoạn và 10 phạm vi kiến thức trong quản lý dự án như:

Lập kế hoạch, lập lịch trình và lập ngân sách dự án,…

Quản lý rủi ro, quản lý tài nguyên, quản lý phạm vi và quản lý đội nhóm,…

Khi áp dụng WBS, doanh nghiệp sẽ hạn chế được các vấn đề phát sinh như chậm tiến độ, vượt phạm vi hay bội chi ngân sách,… Đồng thời góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc. 


 

 

 


 

Đăng ký kênh Youtube để ủng hộ Giakhoan.com - Kênh Nhân công xây dựng Việt Nam

 


Back to Top