Đơn giá: 500 - 800 đ/kg
- Tuân theo các quy định về an toàn lao động, nội quy của công trình, công ty
- Vận chuyển vật tư tới vị trí công ty trong phạm vi 30m
- Vệ sinh và lắp đặt gọn gàng vật tư, máy móc thiết bị trước và sau khi thi công.
- Gia công cốt thép theo bảng vẽ shop drawing được duyệt.
- Thu gom, phân loại thép thừa chuyển ra khỏi bãi gia công. Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực gia công. Nếu thầu phụ không thực hiện trừ 30 đồng/kg khối lượng thanh toán kì đó
- Phân loại thép vụng sau khi thi công.
- Đơn giá bao gồm kẽm buộc, chi phí tăng ca, đảm bảo tiến độ.
2. Lắp đặt thép cho tất cả các cấu kiện, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
Đơn giá: 1.600 - 2.000 đ/kg
- Thầu phụ chịu chi phí kẽm buộc
- Bao gồm nhấn chỉnh thép, điều chỉnh cốt thép theo đúng yêu cầu nghiệm thu
- Tuân theo các quy định về an toàn lao động, quy định của công trình, công ty.
- Vận chuyển vật tư tới vị trí thi công.
- Vệ sinh và lắp đặt gọn gàng vật tư, máy móc và thiết bị sau khi thi công xong.
- Thu gom, phân loại thép thừa chuyển đến bãi tập kết, sau khi lắp đặt (thầu chính cung cấp cẩu tháp). Nếu thầu phụ không thực hiện trừ 120 đồng/kg khối lượng thanh toán kì đó.
- Đơn giá bao gồm chi phí tăng ca, đảm bảo tiến độ.
- Lắp đặt không đúng shop drawing thầu phụ nhân công chịu chi phí sữa chữa và vật tư làm lại.
- Bao gồm: 1200đ/kg lắp đặt + 70đ/kg phí vận chuyển.
3. Gia công lắp đặt thép tấm, thép hình
Đơn giá: 5.000 - 8.000 đ/kg
- Vận chuyển từ nơi Gia công đến vị trí thi công (thầu chính cung cấp cẩu tháp)
- Nhân công lắp đặt cục kê theo yêu cầu BCH/CT
- Kẽm buộc do thầu phụ nhân công cung cấp.
- Vận chuyển từ nơi Gia công đến vị trí thi công (thầu chính cung cấp cẩu tháp)
- Thu gom,phân loại thép dư thừa chuyển đến bãi tập kết, sau khi lắp đặt (thầu chính cung cấp cẩu tháp). Nếu thầu phụ không thực hiện trừ 110 đồng/kg khối lượng thanh toán kỳ đó.
- Bao gồm điều chỉnh cốt thép theo yêu cầu nghiệm thu.
- Lắp đặt không đúng shopdrawing, thầu phụ nhân công chịu chi phí sữa chữa và vật tư làm lại.
4. Lắp đặt coupler
Đơn giá: 5.000 - 8.000 đ/kg
- Vận chuyển vật tư đến vị trí thi công.
- Sửa chữa thay thế trong suốt quá trình thi công khi bị hư hại.
- Nếu làm mất vật tư thầu phụ phải bồi thường cho công trường, trừ giá trị vật tư bị mất vào khối lượng thanh toán.
- Vặn siết coupler, vệ sinh coupler, kiểm tra ren coupler trước khi vặn siết
5. Xuống thép từ xe vận chuyển có hỗ trợ của cẩu các loại
Đơn giá: 100-150 đ/kg
------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng
(Chinhphu.vn) - Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch toàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 9.783,34 km2 bao gồm 12 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).
Đến 2025 toàn tỉnh có 19 đô thị
Đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 1 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 6 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ'ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).
Trong đó, thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên.
Về đô thị trung tâm tiểu vùng, thành phố Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng; trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;...
Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Đô thị theo chức năng tổng hợp gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Ma đaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.
Đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện gồm: Đô thị Nam Ban, Đ'ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.
Phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành
Về định hướng phát triển vùng nông nghiệp, theo quy hoạch, sẽ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Trọng tâm là 4 mục tiêu hướng đến: 1- Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam; 2- Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á; 3- Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam; 4- Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.
Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.
Vùng nông nghiệp gồm: Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà; vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh;..
Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương,...
Chí Kiên
Nguồn: baochinhphu.vn