1. Nhân công đổ bê tông lót
Đơn giá : 300.000-500.000 đ/m3
- Làm đất
- Đổ bê tông, làm phẳng bề mặt, bảo dưỡng bê tông.
- Bao gồm cả tấn gờ coffa để đổ bê tông lót dày từ 50 đến 150mm.
- Sau khi thi công phải thu gom phế phẩm và vận chuyển đến nơi quy định. Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi thi công.Nếu không chịu thực hiện sẽ trừ 15,000 đồng nhân với khối lượng thực hiện kỳ đó.
2. Nhân công đổ bê tông móng
Đơn giá : 60.000-80.000 đ/m3
3. Nhân công đổ bê tông dầm sàn
Đơn giá : 80.000-100.000 đ/m3
4. Nhân công đổ bê tông cột vách
Đơn giá : 80.000-100.000 đ/m3
5. Nhân công đổ bê tông cầu thang, ram dốc
Đơn giá : 100.000-120.000 đ/m3
6. Nhân công đổ bê tông các cấu kiện khác
Đơn giá : 100.000-120.000 đ/m3
- Nhân công đổ bê tông (bao gồm máy móc thiết bị,nhiên liệu).
- Tiến hành đầm dùi, cào cán, chen chắn bê tông văng trong quá trình đổ, đổ đúng yêu cầu kỹ thuật, không phá hỏng kết cấu thép, cốp pha, bê tông đổ không bị phân tầng.
- Thu dọn sạch sẽ bê tông rơi vãi, tránh bê tông cứng bám bề mặt các cấu kiện khác. Thầu phụ sẽ chịu chi phí đục bỏ nếu xảy ra trường hợp trên.Trừ 4,200 đồng/m2 sàn, cột, vách nếu thầu phụ không dọn vệ sinh sạch sẽ sau khi đổ bê tông xong
- Thầu phụ chịu trách nhiệm về bê tông quá hạn mức cho phép, chi phí sữa chữa do cấu kiện bị rỗ phình.
7. Nhân công lắp đặt mạch ngừng waterstop
Đơn giá : 50.000-70.000 đ/md
8. Nhân công kẻ rãnh chống trượt ram dốc
Đơn giá : 3.000-5.000 đ/md
9. Thi công đổ bê tông trộn tay (bao gồm tập kết vật liệu và trộn, ban cào, đầm dùi, dùng búa gõ mặt cột, vách…)
Đơn giá : 300.000-400.000 đ/m3
10. Bảo dưỡng bê tông (bao gồm tưới nước, và/hoặc phun hóa chất, và/hoặc bao phủ…)
Đơn giá : 3.000-5.000 đ/md
11. Thi công xoa chống nứt bề mặt
Đơn giá : 7.000-10.000 đ/m2
- Xoa nền hoàn thiện bao gồm xăng và máy
- Tạo dốc về vị trí thu nước
12. Đục chuyển bê tông thừa, bê tông rơi vãi, bê tông phình… trong khu vực đang thi công đến nơi tập kết xà bần
Đơn giá : 120.000-150.000 đ/m3
- Thầu phụ nhận vật tư từ kho và trả lại vật tư thừa.
- Xoa nền hoàn thiện bao gồm xăng và máy.
- Dọn dẹp vệ sinh, thu gom bao bì, phế phẩm vận chuyển đến nơi quy định.Nếu thầu phụ không thực hiện sẽ bị trừ 600 đồng/m2 nhân với khối lượng thực hiện trong kỳ đó.
- Thầu phụ sử dụng vật tư theo định mức 5 kg/m2, nếu tỷ lệ hao hụt vật tư vượt 0.5% thì khối lượng vượt trội sẽ bị trừ vào giá trị thanh toán của thầu phụ theo đơn giá nhà cung cấp của công ty.
13. Che bạt xung quanh trước khi đổ bê tông và vệ sinh thép chờ sau khi đổ bê tông, tổng vệ sinh khu vực thi công
Đơn giá : 4.000-6.000 đ/ls
- Đục bê tồng phình.
- Hút bụi trong khi đục theo yêu cầu của BCH/CT, TVGS.
- Bắt giàn giáo để đục. Tuân thủ an toàn lao động
- Thu gom vận chuyển phế phẩm ra khỏi công trường
14. Đập phá cọc khoan nhồi và ụ bê tông
Đơn giá : 60.000-80.000 đ/ls
15. Đục tạo nhám, quét sika liên kết giữa bê tông cũ và BT mới cho móng, ụ bê tông, đầu cột
Đơn giá : 80.000-100.000 đ/m2
- Thầu phụ trang bị máy móc, thiết bị, nhiên liệu, Công ty cung cấp vật tư.
16. Đục tạo nhám, quét sika liên kết giữa bê tông cũ và BT mới giữa các zone, mạch ngừng sàn, cột vách
Đơn giá : 50.000-60.000 đ/ls
- Thầu phụ trang bị máy móc, thiết bị, nhiên liệu, Công ty cung cấp vật tư.
17. Chi phí dọn dẹp đít bơm
Đơn giá : 500.000-800.000 đ/m3
18. Đục tạo nhám liên kết bê tông cũ, mới dầm đỉnh tường vây
Đơn giá : 30.000-50.000 đ/m2
------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng
(Chinhphu.vn) - Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch toàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 9.783,34 km2 bao gồm 12 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).
Đến 2025 toàn tỉnh có 19 đô thị
Đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 1 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 6 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ'ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).
Trong đó, thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên.
Về đô thị trung tâm tiểu vùng, thành phố Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng; trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;...
Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Đô thị theo chức năng tổng hợp gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Ma đaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.
Đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện gồm: Đô thị Nam Ban, Đ'ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.
Phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành
Về định hướng phát triển vùng nông nghiệp, theo quy hoạch, sẽ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Trọng tâm là 4 mục tiêu hướng đến: 1- Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam; 2- Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á; 3- Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam; 4- Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.
Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.
Vùng nông nghiệp gồm: Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà; vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh;..
Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương,...
Chí Kiên
Nguồn: baochinhphu.vn